A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nông dân Ninh Bình chung tay bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững

Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh triển khai  đồng bộ nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực huy động sự vào cuộc tích cực, sáng tạo của cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch tại địa phương theo hướng bền vững.

Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh triển khai  đồng bộ nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực huy động sự vào cuộc tích cực, sáng tạo của cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch tại địa phương theo hướng bền vững.

Xác định việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Hội, hàng năm Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Luật bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ đạo Hội Nông dân các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện. Các hình thức tuyên truyền đa dạng, linh hoạt được Hội tập trung thực hiện thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia như: tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Ngày Môi trường thế giới”, “Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn”; phát trên loa truyền thanh, treo băng rôn, khẩu hiệu trên các trục đường chính; tọa đàm, trao đổi tại sinh hoạt Câu lạc bộ, sinh hoạt chi, tổ Hội, tổ chức Hội thi nông dân tìm hiểu pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường dưới hình thức sân khấu hoá, tuyên truyền trên Bản tin Công tác Hội hàng quý và Website Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình… Toàn tỉnh hiện có 141 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” và 136 tủ sách pháp luật đã phát huy tác dụng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cung cấp thông tin hoạt động của Hội về công tác bảo vệ môi trường.

Từ năm 2010 đến nay, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) và Chi cục bảo vệ môi trường (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh) tổ chức 65 lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho 7.150 lượt hội viên, nông dân. Phối hợp tổ chức 185 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sử dụng phân bón vi sinh, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, kỹ thuật trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; xây dựng 20 mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi.v.v… giúp nông dân dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng xấu đến môi trường, chuyển sang sản xuất hiện đại, hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Công tác tuyên truyền, tập huấn đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thay đổi hành vi và thái độ về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh. Phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ - sạch từ ngõ vào nhà”,  “Ăn sạch - ở sạch - uống sạch” được phát động và nông dân đồng tình hưởng ứng, mỗi chi hội đăng ký với chính quyền nhận quản lý một tuyến đường trong đó có nội dung tự quản về vệ sinh môi trường.

Đi đôi với công tác tuyên truyền, vận động, để khẳng định vai trò của tổ chức Hội trong việc tham gia bảo vệ môi trường, hàng năm Hội Nông dân tỉnh đưa nội dung “xây dựng mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường” thành 1 chỉ tiêu thi đua quan trọng để đánh giá, xếp loại các đơn vị. Đồng thời chú trọng xây dựng các mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bền vững. 

Được sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm Môi trường nông thôn (nay là Trung tâm Môi trường và phát triển bền vững) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tiến hành khảo sát, lựa chọn các điểm nóng về môi trường, các làng nghề, khu du lịch để triển khai xây dựng 7 mô hình điểm gồm: Mô hình “Thu gom rác thải tập trung giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn” tại xã Gia Thịnh, mô hình “Hội nông dân thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến bãi xử lý rác thải bảo vệ môi trường nông thôn” để xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt rác công nghệ CNC 300 tại xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn); Mô hình “Hội Nông dân tham gia thu gom, phân loại và xử lý rác thải”, mô hình “Xử lý nước thải làng nghề bún bánh” tại thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh); Mô hình “Hội Nông dân thu gom phân loại, xử lý chất thải, rác thải nông thôn” tại xã Lạng Phong, xã Phú Lộc (huyện Nho Quan) và Mô hình “Nông dân thu gom rác thải sinh hoạt làng nghề thêu truyền thống Ninh Hải gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường khu Du lịch và xây dựng nông thôn mới” tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư với tổng kinh phí thực hiện hơn 1 tỷ đồng. Đã có 5.861 hộ nông dân tham gia mô hình và 21.347 hộ được hưởng lợi. Với việc trang bị cho hội viên nông dân 66 xe thu gom rác thải, 70 thùng đựng rác công cộng và 1.928 thùng đựng rác tại các hộ gia đình, 02 bể xử lý rác thải, gắn biển “Điểm du lịch không có rác”; vận động thành lập các Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”, các đội thu gom rác thải, hoạt động thu gom rác thải tại các địa phương triển khai mô hình điểm đã đi vào nề nếp. Cấp ủy, chính quyềnghi nhận, đánh giá cao, hội viên, nông dân phấn khởi hăng hái tham gia, tự nguyện đóng góp ngày công, kinh phí, sáng kiếnđể thu gom, vận chuyển rác thải, cải tạo môi trường.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh xây dựng Đề án “Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn”, Đề án “Nông dân Ninh Bình hạn chế sử dụng túi nilong và đồ nhựa dùng 1 lần”. Kết quả các cấp Hội đã xây dựng được 459 mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, 02 mô hình sản xuất lúa hữu cơ thân thiện môi trường với diện tích hơn 10ha; thành lập 25 cửa hàng Nông sản an toàn, 10 điểm Bán hàng hạn chế sử dụng túi nilon; gắn biển 5 điểm “Dịch vụ Du lịch thân thiện môi trường” tại Cửa hàng thêu Minh Trang, Nhà hàng Chay Buddha Belly, cửa hàng Tam Cốc Mart tại xã Ninh Hải (Hoa Lư), xã Gia Sinh, Gia Vân (Gia Viễn) thuộc các khu Du lịch Tam Cốc - Bích Động, Chùa Bái Đính, Khu ngập nước Vân Long. Trong năm 2020, toàn tỉnh đã xây dựng được 27 mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm Sumitri xử lý rơm rạ sau thu hoạch với diện tích hơn 94 ha trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu đáng kể việc đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường không khí, đất, nước; Xây dựng mô hình chi Hội nông dân vận động cán bộ, hội viên nông dân sử dụng “Thùng rác thân thiện với môi trường” tại thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Hòa, Khánh Mậu (huyệnYên Khánh); Hội Nông dân các cấp thực hiện cắm 46 biển mô hình “Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật” với 2.029 thùng đựng vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng.v.v…

Từ việc đa dạng hóa hoạt động theo hướng cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng địa bàn dân cư và nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân, các mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường đã phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo,  đoàn kết gắn bó trong cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần tạo dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, nhất là tại các làng nghề, khu du lịch của tỉnh.

Những việc làm cụ thể, thiết thực trên của các cấp Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của cán bộ, hội viên, nông dân. Hội Nông dân thực sự là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ môi trường nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, tạo nên chất keo gắn bó với hội viên và thu hút đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Đến nay, tỉnh Ninh Bình có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 106/116 xã đạt chuẩn NTM, 9 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 102 thôn (xóm) đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu, phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành một trung tâm du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh./.

Phạm Hường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tiêu điểm
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 33
Hôm qua : 62
Tháng 04 : 2.399
Năm 2024 : 9.487