A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả dự án chăn nuôi lợn siêu nạc gắn với xây dựng chi tổ hội nghề nghiệp

Là dự án phát triển kinh tế do Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình xây dưng và triển khai từ nguồn thuộc dự án của trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Dự án chăn nuôi lợn siêu nạc tại xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn đã và đang phát triển ổn định qua đó góp phần củng cố phát triển HTX gắn với xây dựng chi tổ hội nghề nghiệp hướng tới phát triển doanh nghiệp nông thôn tại địa phương.

Là dự án phát triển kinh tế do Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình xây dưng và triển khai từ nguồn thuộc dự án của trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Dự án chăn nuôi lợn siêu nạc tại xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn đã và đang phát triển ổn định qua đó góp phần củng cố phát triển HTX gắn với xây dựng chi tổ hội nghề nghiệp hướng tới phát triển doanh nghiệp nông thôn tại địa phương.

Để hội viên nông dân hiểu được ý nghĩa và tham gia dự án. Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản cho trên 30 hộ hội viên tại xã. Bên cạnh đó hỗ trợ 50 con giống, 2.625 kg thức ăn với tổng giá trị gần 200 triệu đồng cho 10 hộ tham gia dự án.

Hội Nông dân tỉnh đã thành lập tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp xóm 7 trên cơ sở Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp Như Hòa với 8 hội viên là các chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt. Tổ Hội nghề nghiệp hoạt động theo nguyên tắc 5 tự “Tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm” và 5 cùng: “(1) Cùng chí lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (2) Cùng mối quan tâm; (3) Cùng có sự chia sẻ; (4) Cùng chịu trách nhiệm và (5) Cùng hưởng lợi” nhằm mục đích đoàn kết, tập hợp hội viên nông dân cùng tham gia chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp nhằm phát huy tiềm lực sẵn có, tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa hội viên với hội viên theo mô hình hoạt động ba loại hình tổ Hội Nông dân - Hợp Tác Xã - Doanh nghiệp trong một tổ Hội. Khó khăn lớn nhất đối với các gia đình hội viên là vốn đầu tư và kỹ thuật chăn nuôi. Ngay sau khi thành lập Tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân đã tư vấn, giúp các thành viên tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư phát triển mô hình và thu hút thêm hội viên tham gia, với tổng vốn vay là 410 triệu đồng.

Hiện nay, đàn lợn tại các hộ thực hiên dự án đang phát triển rất tốt, trọng lượng trung bình từ 40 đến 50 kg/con. Nhờ tham gia dự án mà các hộ đã cùng nhau phát triển kinh tế góp phần ổn định cuộc sống.

Tiếp chúng tôi trong khi vẫn còn đang mặc bộ đồ bảo hộ bước ra từ trang trại của mình. Anh Trần Văn Chính là thành viên tham gia dự án chăn nuôi lợn siêu nạc tại xóm 7, xã Như Hòa vui vẻ cho biết. Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn, Tôi đã sử dụng những kiến thức, kỹ thuật đã được để vận dụng vào chính trang trại nhà mình…” Trang trại chăn nuôi lợn thịt của gia đình anh Chính xuất phát điểm chỉ có 70m2, sau khi mở rộng đã nuôi 30 con lợn nái, 60 con lợn thịt. Năm đầu tiên chăn nuôi tại cơ sở mới, anh Chính có doanh thu gần 1 tỷ đồng. Anh Chính nuôi lợn theo hướng an toàn, chuồng trại lắp điều hòa nhiệt độ, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của Hội ND tỉnh Ninh Bình, hiện nay, anh Trần Văn Chính đã thành lập Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Đức Chính. Doanh nghiệp chuyên chăn nuôi lợn an toàn, nhận bao tiêu lợn thịt và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân chăn nuôi trong vùng. Hiện, trang trại của anh Chính nuôi 7 con lợn đực giống F1 siêu nạc, 210 con lợn nái, 800 con lợn thịt, thả cá và trồng hoa, rau màu. Sau khi trừ chi phí, trang trại có lãi hơn 2 tỷ đồng, trong đó phần lớn đến từ chăn nuôi lợn.

Anh Chính chia sẻ: "Hội Nông dân rất quan tâm tới mô hình của tôi. Hội đã cho tôi vay 50 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân để thêm vốn đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó, nhóm các hộ cùng chăn nuôi lợn lại để xây dựng dự án chăn nuôi lợn và thành lập tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp xóm 7. Tôi cho rằng đây là điều nên làm. Khi tham gia vào tổ hội, chúng tôi có sự chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, các thành viên liên kết tạo thành một đầu mối để nhập nguồn thức ăn với giá ưu đãi... và thường xuyên tham quan chéo, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăn nuôi. Nhờ vậy mà thời gian vừa qua dịch bệnh tả châu phi hoành hành nhưng chúng tôi vẫn ổn định được đầu vào và  bao tiêu đầu ra tốt cho các gia đình tổ viên, các hộ tham gia dự án không có lợn bị dịch bệnh”.

Ông Nguyễn Văn Thảnh - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi trồng chọt và tổng hợp xã Như Hòa cho biết: “HTX chúng tôi được thành lập từ năm 2018 với 29 thành viên. Hiện nay đã kết nạp thêm 3 thành viên nâng tổng số lên 32 thành viên, mỗi năm xuất bán trên 20.000 tấn lợn thịt. Thông qua việc hoạt động của tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi trồng trọt tổng hợp xóm 7 góp phần quan trọng trong việc củng cố cũng như duy trì và phát triển hoạt động của HTX, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để hội viên,  nông dân hiểu được và tham gia sinh hoạt tại tổ hội”. Được biết, gia đình ông Nguyễn Văn Thảnh cũng chăn nuôi 200 lợn nái và 150 lợn thịt trên diện tích 3.000m2 và là một hộ tham gia thực hiện dự án. Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi tổng hợp các loại như cá, tôm, cây ăn quả với diện tích tổng hợp 3,6 ha.

Hiện nay, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được trên 200 dự án phát triển kinh tế qua đó thành lập được 14 chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp với 210 hội viên tham gia, hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. cơ khí, thủ công mỹ nghệ. Với ưu thế mô hình tổ chức gọn, số lượng hội viên vừa phải, tổ hội đã xây dựng các quy chế hoạt động cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Nội dung sinh hoạt phù hợp, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của hội viên.

Đồng chí Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Việc triển khai các dự án phát triển kinh tế và thành lập các tổ hội nghề nghiệp sẽ góp phần củng cố phát triển Hợp tác xã và doanh nghiệp nông thôn. Thông qua đó hình thành tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Các tổ hội nghề nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho hội viên.

Lê Bích


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tiêu điểm
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6
Hôm qua : 62
Tháng 04 : 2.372
Năm 2024 : 9.460