A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang có chiều hướng lây lan nhanh và có diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ vai trò của Hội, ngay từ khi dịch tả lợn châu Phi mới chỉ xuất hiện ở các tỉnh khác, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền. Trong đó có văn bản chỉ đạo tới Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang có chiều hướng lây lan nhanh và có diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ vai trò của Hội, ngay từ khi dịch tả lợn châu Phi mới chỉ xuất hiện ở các tỉnh khác, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền. Trong đó có văn bản chỉ đạo tới Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tập huấn triển khai công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi cho 588 cán bộ Hội chuyên trách của Hội Nông dân tỉnh, huyện và Chủ tịch, phó chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đến nay 100% Hội Nông dân cấp cơ sở đã tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn Châu Phi để người chăn nuôi và nhân dân nhận thức đúng về bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chỉ đạo HND cấp cơ sở phối hợp với các ban ngành, trạm thú y huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đến tận xã, thôn, xóm, hộ chăn nuôi; thường xuyên tổ chức triển khai phun thuốc tiêu độc, khử trùng khu vực tại các điểm giết mổ, cơ sở chăn nuôi... để hạn chế các mầm bệnh phát sinh. Khi lợn có triệu chứng bị bệnh, phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn ốm, chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn cho lợn. Đặc biệt, các cấp Hội vận động nông dân khi phát hiện lợn có triệu chứng bị bệnh, nghi bị bệnh phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, tuyệt đối không được giấu dịch, vứt xác lợn ốm, bán chạy lợn ốm làm dịch bệnh lây lan; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch…

Hiện nay, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đều có ý thức cao trong công tác phòng dịch, thực hiện tốt việc phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ hàng tuần. Đồng thời, tích cực chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vắcxin đối với các bệnh do virus, tăng cường sức đề kháng cho lợn, có thể bổ sung thêm các nhóm vitamin C, vitamin B, hằng ngày theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ lợn mắc bệnh.

Anh Trần Văn Chính chủ trang trại chăn nuôi lợn ở xã Như Hòa, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chia sẻ: “Hiện nay trang trại của gia đình có 200 con lợn nái và 1.000 con lợn thịt gia đình tôi đã thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi bột và khử trùng tiêu độc hàng ngày từ 1 đến 2 lần và lập chốt để phun thuốc khử trùng xe ra vào trang trại để ngăn chặn sự xâm nhập của virus dịch tả lợn Châu Phi”. Ngoài ra anh cũng cho biết: “do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá lợn hơi xuống giá với mức dao động 32.000đ đến 33.000đ/1kg lợn hơi nên việc xuất chuồng những con lợn đã đến lứa bán không bán được gặp rất nhiều khó khăn”.

Theo đồng chí Đinh Hồng Thái - TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ: “Với tình hình dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, bùng phát và lây lan ở nhiều địa phương trong tỉnh. Hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như vắc xin phòng ngừa. Hội đã tổ chức tuyên truyền tới các hội viên nông dân hiểu biết về DTLCP và có biện pháp phòng chống dịch bệnh và yêu cầu các cửa hàng nông sản an toàn trong hệ thống Hội cung cấp những thực phẩm lợn có tem, nhãn mác và đã được kiểm định tới người tiêu dùng. Ngoài ra Hội còn hỗ trợ những hộ chăn nuôi vay vốn nguồn QHTND và tăng thời hạn vay nợ cho những trang trại lớn để bớt những khó khăn trong chăn nuôi”. Trước những khó khăn mà hội viên, nông dân đang phải đối mặt khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn, đồng chí cũng bày tỏ mong muốn người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Đồng thời có sự lựa chọn đúng đắn khi mua thịt lợn ở cửa hàng thực phẩm sạch, các quầy hàng tại chợ đã được cơ quan thú y kiểm định an toàn…, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực./.

Nguyễn Hằng, HND tỉnh Ninh Bình

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tin tiêu điểm
Website liên kết
Bình chọn
noData
Không có dữ liệu
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Hôm nay : 39
Hôm qua : 59
Tháng 05 : 1.911
Năm 2024 : 11.629